Các loại sỏi thận thường gặp và cách xử lý

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Có nhiều loại sỏi thận xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước khi điều trị, người bệnh cần biết loại sỏi thận mà mình đang mắc phải để có phương hướng phòng ngừa tái phát sau đó. 

Các loại sỏi thận thường gặp
Các loại sỏi thận có hình dạng, kích thước và thành phần cấu tạo khác nhau

Sỏi thận hình thành như thế nào?

Trung bình tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận trên thế giới vào khoảng 3% dân số. Sỏi thận là những tinh thể rắn hình thành trong thận, chúng bắt nguồn từ các chất cặn lắng trong nước tiểu. Quá trình này diễn ra lâu dài và dần hình thành những hạt sỏi thận có kích thước lớn nhỏ khác nhau.  Bệnh sỏi thận thường gặp ở nam giới hơn đối tượng nữ giới, độ tuổi mắc bệnh sỏi thận thường từ 30 – 55. Mặc dù hiếm xảy ra nhưng sỏi thận cũng có thể gặp ở trẻ em. 

Sỏi thận được xếp vào nhóm bệnh lý đường tiết niệu, với những triệu chứng tương tự như viêm nhiễm đường tiết niệu.  Thông thường sỏi thận được hình thành các chất khoáng, cặn khoáng trong nước tiểu bị cô đặc và tăng cao. Trong đó, thành phần của nước tiểu có chứa nhiều tinh thể lắng cặn, bao gồm canxi, oxalat, natri, phốt pho và axit uric…

Nước tiểu của người khỏe mạnh hay người có sỏi thận, đều có tinh thể tích tụ, nếu số lượng tinh thể càng nhiều thì nguy cơ sỏi thận càng cao. Cặn khoáng thường xuất phát từ máu và đi vào nước tiểu, do thận có chức năng lọc máu và điều chỉnh những chất có trong hệ tiết niệu. Nếu chúng có ích sẽ được thận tái hấp thu và đưa trở lại lưu thông máu, hoặc là loại bỏ dưới dạng chất thải.

Bên cạnh những chất cặn khoáng hình thành sỏi, trong thành phần của nước tiểu cũng có chứa protein và các hợp chất khác ức chế sự hình thành tinh thể. Để giảm nguy cơ hình thành sỏi, nước tiểu phải đảm bảo nồng độ trung hòa giữa pyrophosphate, phytate, protein, citrate, magiê mới đảm bảo được quá trình chuyển hóa diễn ra bình thường. Những chất này giúp kiềm hãm sự tích trữ tinh thể trước khi chúng tích tụ trong thận và phát triển thành những viên sỏi lớn hơn.

Các loại sỏi thận thường gặp
Sỏi thận là bệnh lý đường tiết niệu có thể tiến triển lâu dài mà không có biểu hiện cụ thể nhận biết

Người khỏe mạnh có thể tự điều chỉnh nồng độ giữa các chất hình thành và các chất ức chế hình thành sỏi bằng nhau. Nhờ đó mà các tinh thể sỏi nhỏ từ thận có thể được loại bỏ tự nhiên mà không gây đau. Với điều kiện nước tiểu đạt độ loãng và số lượng – kích thước sỏi không đáng kể. Lúc này sỏi sẽ được đào thải theo đường tiết niệu và bàng quang mà không gây ra vấn đề.

Đối với những tinh thể nhỏ phát triển thành những viên sỏi lớn hơn khi nước tiểu trở nên siêu bão hòa. Điều này được quyết định bởi một trong 3 yếu tố sau:

  • Lượng nước tiểu thấp
  • Nồng độ các chất ức chế hình thành sỏi thấp
  • Nồng độ chất kích thích hình thành sỏi cao bất thường

Nhìn chung quá trình hình thành sỏi tùy thuộc vào tính chất di truyền, lối sống, cá nhân người bệnh hoặc các yếu tố khác.  Ngoài ra ở mỗi dạng sỏi cũng có kích thước và khả năng chịu mài mòn khác nhau, do đó phương pháp điều trị sỏi thận còn phụ thuộc vào các loại sỏi thận mà người bệnh đang mắc phải.

Các loại sỏi thận thường gặp 

Sỏi thận được hình thành từ cặn khoáng có trong nước tiểu. Dựa vào thành phần của sỏi, có 6 loại sỏi thận phổ biến xảy ra nhất là sỏi canxi, sỏi oxalat, sỏi phosphat, sỏi acid uric, sỏi struvit, sỏi cystin. Ở mỗi loại sỏi có nguyên nhân hình thành và phương pháp điều trị khác nhau. Trong đó những đặc điểm về nguồn gốc và hình thái của từng loại sỏi thận được liệt kê gồm:

Sỏi canxi

Các loại sỏi thận thường gặp
Sỏi canxi còn gọi là sỏi đá vôi, đây cũng là loại sỏi thường gặp nhất ở hệ tiết niệu

Sỏi canxi là loại sỏi phổ biến  nhất trong các loại sỏi đường tiết niệu và sỏi thận nói riêng. Chúng được hình thành chính từ tình trạng nước tiểu quá bão hòa về muối canxi, khi người bệnh tăng hấp thụ canxi ở ruột hoặc tăng tái hấp thu canxi ở ống thận. Trong đó có những nguyên nhân chính làm tăng nồng độ canxi trong nước tiểu là:

  • Người bệnh bị cường tuyến giáp cận giáp.
  • Người bị gãy xương lớn và bất động lâu ngày.
  • Người sử dụng nhiều Vitamin D và Corticoid.
  • Người có triệu chứng di căn của ung thư qua xương, gây phá hủy xương.

Còn có rất nhiều trường hợp bệnh nhân tăng nồng độ canxi trong nước tiểu mà không tìm thấy nguyên nhân (chiếm khoảng 40-60% tổng trường hợp).  Nồng độ canxi cao trong nước tiểu không phải là yếu tố quyết định để kết thành sỏi niệu, mà nó chỉ là yếu tố thuận lợi thúc đẩy tạo sỏi. Thế nên cũng có những trường hợp nồng độ canxi trong nước tiểu cao nhưng nồng độ Canxi trong máu vẫn bình thường. 

Sỏi oxalat

Một trong những loại sỏi thận thường gặp khác là sỏi oxalat. Sỏi oxalat chiếm tỷ lệ cao ở các nước nhiệt đới và phổ biến tại Việt Nam.  Nhóm sỏi này được hình thành từ nồng độ nước tiểu bão hòa về oxalate, hoặc do người bệnh có thói quen hấp thu nhiều oxalate (từ các loại thực phẩm như đậu bắp, hải sản, lúa mì, cải cầu vồng, củ cải đường, chocolate…).

Sỏi oxalat calci là một biến thể từ sỏi oxalat. Những phân tử này sẽ đi qua đường tiêu hóa và được bài tiết ra ngoài như một chất thải. Khi chúng di chuyển qua ruột, oxalate sẽ kết hợp cùng với canxi tạo thành hợp chất canxi oxalate, hợp chất này được bài tiết trong chất thải. Tuy nhiên khi nồng độ oxalate trong thận tăng cao và không được loại bỏ triệt để thì có thể dẫn đến bệnh sỏi thận. 

Sỏi phosphat

Loại sỏi phosphat còn gọi là sỏi san hô, thường gặp nhất là loại amoni-magné-phosphat. Đây là loại sỏi thận có kích thước lớn, hình san hô, có thể cản quang. Sỏi phosphat có mức độ nguy hiểm tương đối, do loại sỏi này có kích thước to, hình san hô, có khả năng cản quang, hình thành do nhiễm khuẩn nên bệnh có thể tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi.

Sỏi phosphat được hình thành từ hậu quả của tình trạng nhiễm khuẩn trên hệ niệu, đặc biệt là nhóm vi khuẩn proteus gây ra. Nguyên nhân này chiếm khoảng 5-15% các trường hợp. Trong vi khuẩn proteus có men urease tham gia vào quá trình phân hủy ure thành amoniaque, chúng khiến nước tiểu sẽ bị kiềm hóa và tạo sỏi khi nồng độ pH của nước tiểu cao hơn 7,0.

Các loại sỏi thận thường gặp
Sỏi san hô được hình thành khi hệ tiết niệu bị nhiễm khuẩn proteus

Sỏi acid uric

Sỏi axit uric thường gặp ở nam giới, đặc biệt là bệnh nhân gout. Sự tăng nồng độ uric trong máu gây lắng đọng axit uric ở các tổ chức sụn, túi nhầy, da cơ… song song đó nồng độ axit uric ở thận cũng tăng cao. Lắng đọng axit uric tại thận cũng là nguyên nhân chính gây ra sỏi uric. Bệnh cũng có thể xảy ra do hệ quả của tình trạng rối loạn chuyển hóa acid nucleic.

Sỏi acid uric dễ được hình thành khi hoạt động chuyển hóa chất purine tăng cao. Trong đó những nguyên nhân có thể làm tăng chuyển hoá purine gồm có:

  • Do người bệnh dùng nhiều loại thực phẩm có purine cao như lòng heo, lòng bò, thịt cá khô, nấm.
  • Bệnh gout, hoặc do hậu quả của sự phân hủy các khối ung thư khi dùng thuốc hóa trị liệu.
  • Ngoài ra khi nồng độ các acid uric được bài tiết quá nhiều trong nước tiểu là nước tiểu cô đặc, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để hình thành sỏi.

Sỏi struvit

Sỏi struvit là một trong những loại sỏi thận thường gặp. Chúng được hình thành từ kết quả của tình trạng nhiễm khuẩn lâu dài đường niệu. Khi nước tiểu bị kiềm hóa do hoạt động vi khuẩn giải phóng men urease, chúng phân giải urê thành amoniac. Tình trạng này làm giảm hòa tan struvit tạo điều kiện hình thành sỏi trong thận hoặc các cơ quan khác ở hệ tiết niệu.

Sỏi cystin

Sỏi cystin là dạng sỏi chủ yếu xuất hiện do bẩm sinh hoặc rối loạn vận chuyển tái hấp thu cystin ở ống thận và niêm mạc ruột. Sỏi được hình thành khi các liên kết cystin bị đào thải nhiều qua thận. Tuy nhiên do nước tiểu không hòa tan được chúng khiến tinh thể này tích tụ lại. Thực tế sỏi cystin hiếm gặp tại nước ta nên chúng gây ra ít nhiều khó khăn trong điều trị. Đa số các trường hợp ghi nhận bệnh nhân bị sỏi cystin thường đi với một bệnh cảnh bệnh lý ống thận di truyền (đa niệu, hạ K+ máu). 

Kích thước của các loại sỏi thận là bao nhiêu?

Các loại sỏi thận thường gặp
Sỏi thận có kích thước lớn nhỏ khác nhau và người bệnh có thể phát triển cùng lúc nhiều loại sỏi trong thận

Các loại sỏi thận sẽ có từng kích thước khác nhau, vì thế đối với từng loại sỏi đều có giới hạn nhất định để đánh giá điều trị.  Kích thước của sỏi tùy thuộc vào thời gian lắng đọng của các chất mà sỏi thận có thể từ 3mm – 20mm. Dựa vào  kích thước sỏi thận cũng giúp xác định mức độ nguy hiểm cũng như tác động của sỏi đến bệnh, sức khỏe. Căn cứ vào kích thước sỏi mà bệnh được phân chia thành các mức độ nghiêm trọng sau:

  • Sỏi thận 3mm: Người bệnh có thể sinh hoạt và làm việc bình thường nếu kích thước sỏi dưới 3mm. Sỏi thận lúc mới hình thành không quá nguy hiểm với người bệnh. Ngược lại, chúng có thể rơi xuống bàng quang ra ngoài theo đường tiểu nếu uống nhiều nước kết hợp với các lời khuyên bào mòn sỏi được bác sĩ hướng dẫn.
  • Sỏi thận 4mm, 5mm: Đối với sỏi thận ở kích thích này cũng không gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm cho người bệnh . Thông thường bệnh nhân có thể xuất hiện các cơn đau ở vùng bụng, hông và lan xuống cả đùi nhưng không thường xuyên. Đối với dạng sỏi có kích thước 4mm, 5mm, bệnh nhân vẫn có thể tự đào thải chúng bằng cách uống nhiều nước, xây dựng chế độ ăn uống và thăm khám bác sĩ thường xuyên để theo dõi mức phát triển.
  • Sỏi thận trên 10mm:  Đối với sỏi thận kích thước trung bình, người bệnh thường xuyên cảm thấy các triệu chứng đau và khó chịu, hoạt động bài tiết bị ảnh hưởng. Ở kích thước này, sỏi có thể gây ra tình trạng ứ nước dẫn đến các biến chứng nguy hiểm kèm theo. Nếu như tình trạng ứ nước ở mức độ cao, người bệnh có thể cân nhắc đến biện pháp  tán sỏi, kết hợp uống nhiều nước để lấy sỏi ra khỏi cơ thể sớm nhất có thể.

Các phương pháp điều trị sỏi thận

điều trị bệnh sỏi thận
Tùy thuộc vào loại sỏi và mức độ bệnh lý mà người bệnh được chỉ định điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa

Sỏi thận có nhiều loại, với mỗi loại có mức độ tiến triển nhanh hoặc chậm khác nhau. Thông thường, một số loại sỏi không gây biến chứng giãn hệ tiết niệu không bắt buộc điều trị can thiệp. Để chữa bệnh, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc làm tan sỏi có thành phần là urat hoặc cystine. Song song đo bệnh nhân cần thực hiện những chăm sóc cần thiết để triệt tiêu sỏi.

Trong trường hợp sỏi hình thành lâu năm, kích thước sỏi lớn, người bệnh cần phải điều trị bằng một số biện pháp ngoại khoa như sau:

  • Phương pháp nội soi tán sỏi qua da chuẩn thức (Standard PCNL):  Đây là phương pháp điều trị các loại sỏi thận có hiệu quả cao, hạn chế sự xâm lấn đến các cơ quan, mô lân cận. Người bệnh được gây mê toàn thân, thao tác tán sỏi ít gây tổn thương đến thận, ít đau, vết sẹo mổ < 1 cm, sau điều trị hồi phục nhanh.  Đây cũng là hình thức chữa sỏi thận có thể thay thế hoàn toàn cho phương pháp mổ mở với những sỏi có kích thước lớn hơn 25mm. Phù hợp áp dụng điều trị sỏi san hô ở thận và tiết niệu.

  • Phương pháp nội soi tán sỏi qua da tối thiểu ( Mini PCNL): Đây là hình thức điều trị sỏi thận có kích thước lớn được áp dụng phổ biến hiện tại. Phương pháp này có ưu điểm là hạn chế được tình trạng chảy máu, không xâm lấn sâu, ít tổn thương đến thận, thời gian nằm viện chỉ 1 – 2 ngày. Nội soi tán sỏi qua da cũng rất hiệu quả đối với những trường hợp sỏi kích thước từ 15 – 25 mm, những bệnh nhân đã nội soi niệu quản hoặc tán sỏi nhưng không thành công.

  • Phương pháp nội soi niệu quản (Ureteroscopy): Nội soi sỏi niệu quản là hình thức điều trị sỏi thận ở mức trung bình và lớn. Phương pháp này không gây sẹo, hạn chế đau và sẽ rút ngắn thời gian nằm viện. Bệnh nhân được đưa một ống nội soi qua đường tiểu, ống có kích thước rất nhỏ thông trực tiếp lên niệu quản nhằm tiếp cận với viên sỏi. Tiếp đó can thiệp của tia Laser để tán vỡ vụn viên sỏi thận rồi hút các mảnh sỏi ra ngoài bằng ống soi niệu quản.

  • Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL): Đây là phương pháp điều trị phù hợp với các loại sỏi thận có kích thước nhỏ hơn 15mm với quy trình thực hiện đơn giản nhất. Bệnh nhân được tán sỏi bằng cách dùng sóng xung kích, mảnh vỡ của sỏi sẽ được đưa ra ngoài cùng nước tiểu.Thời gian nằm viện sau điều trị tán sỏi ngoài cơ thể từ 1 – 2 ngày.

Lưu ý giúp dự phòng tái phát sỏi thận sau điều trị

các loại sỏi thận thường gặp
Uống nhiều nước là nguyên tắc quan trọng trong phòng trị bệnh sỏi thận

Sỏi thận hình thành từ thói quen ăn uống và cơ địa mỗi người, vì thế nếu như sau điều trị mà bệnh nhân không chú ý chăm sóc thì bệnh vẫn có khả năng tái phát. Để dự phòng sỏi thận tái phát, dù là đối với bất lỳ loại sỏi nào thì người bệnh cũng nên tuân thủ những nguyên tắc sau:

Giảm thực phẩm có oxalat

Trong trường hợp bệnh nhân từng bị sỏi canxi oxalate, sau điều trị nên kiêng những thực phẩm sau để kiểm soát lượng oxalate trong nước tiểu. Bao gồm các loại hạt và sản phẩm hạt như đậu phộng, đó là cây họ đậu, cây đại hoàng, rau bina và cám lúa mì

Giảm lượng natri

Người bệnh sỏi thận “khắc tinh” với muối trước và sau quá trình điều trị. Cơ hội tái phát triển sỏi thận của người bệnh có tăng lên khi bạn ăn nhiều thức ăn mặn, trong đó có muối và lượng natri trong muối rất cao. Ngoài ra, natri có trong nhiều loại thực phẩm đóng hộp, các loại thực phẩm đóng gói và thức ăn nhanh. Chúng cũng có trong nhiều gia vị, và thịt. Nếu bổ sung quá nhiều natri sẽ hình thành các cặn sỏi trong nước tiểu và tái phát sỏi thận.

Hạn chế protein động vật

Bổ sung quá nhiều protein động vật có thể làm tăng cơ hội phát triển sỏi thận, đặc biệt là sỏi axit uric.  Sau điều trị sỏi thận bạn vẫn có thể ăn thịt để hồi phục, nhưng sau đó nên hạn chế bớt lượng protein động vật, như thịt bò, thịt gà và thịt lợn, đặc biệt là thịt nội tạng, các loại trứng, cá và động vật có vỏ, sữa, phô mai…. Bạn cũng có thể cân nhắc thay thế một số protein thịt và động vật mà bạn thường nguồn protein thực vật có trong đậu Hà Lan khô và đậu lăng nhóm thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhiều protein và ít oxalate.

Bổ sung vừa đủ canxi từ thực phẩm

Canxi dư thừa không phải là nguyên nhân gây sỏi canxi. Ngược lại nếu như bạn bổ sung với lượng vừa đủ thì canxi có thể ngăn chặn các chất khác trong đường tiêu hóa có thể gây sỏi. Cung cấp lượng canxi trung bình mỗi ngày có thể ngăn ngừa nhiều sỏi canxi oxalate và hỗ trợ xương chắc khỏe. Bạn nên bổ sung canxi từ các loại thực phẩm ít oxalate, cụ thể là rau xanh có màu lá đậm rất giàu canxi, ngũ cốc, bánh mì, một số loại rau và một số loại đậu

Ngoài ra những nguyên tắc trên, bạn cũng cần xây dựng chế độ ăn cân đối, uống đủ nước, tuân thủ điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu… Thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ là những cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả nhất.

Hi vọng với bài viết trên, bạn đã có kiến thức trang bị về các loại sỏi thận thường gặp. Dù là loại sỏi nào thì chúng cũng đều tồn tại thầm lặng bên trong cơ thể mà không có dấu hiệu đáng kể trong giai đoạn đầu. Do đó, bệnh nhân nên chủ động theo dõi và đào thải sỏi thận ra khỏi cơ thể bằng cách tự nhiên trước khi chúng gây ra biến chứng nặng nề.

Ngày đăng 09:22 - 17/02/2023 - Cập nhật lúc: 14:58 - 18/02/2023
Chia sẻ:
Bệnh sỏi thận theo đông y và bài thuốc điều trị Bệnh sỏi thận theo đông y và bài thuốc điều trị

Bệnh sỏi thận theo Đông y được gọi là chứng thạch lâm. Có nhiều bài thuốc điều trị chứng bệnh…

Bài thuốc Nhất Nam Tiêu Thạch Khang điều trị sỏi thận của Nhất Nam Y Viện CÓ TỐT KHÔNG?

Nhất Nam Tiêu Thạch Khang là bài thuốc chữa sỏi thận của Nhất Nam Y Viện đang nhận được sự…

Bị sỏi thận có uống được bia, rượu không? Bị sỏi thận có uống được bia, rượu không?

Bia rượu là một trong những loại thức uống thường được dùng trong các buổi họp mặt trong nhiều nền…

Thực hư cách chữa sỏi thận bằng nước dừa

Từ lâu, nước dừa đã được dân gian sử dụng như một phương thuốc trị sỏi thận tự nhiên. Cách…

Các loại sỏi thận thường gặp và cách xử lý Các loại sỏi thận thường gặp và cách xử lý

Có nhiều loại sỏi thận xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước khi điều trị, người bệnh cần…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Viêm đường tiết niệu làm sao chữa khỏi? Đâu là phương pháp hữu hiệu nhất? Tất cả sẽ có ngay trong bài viết này. Hiệu quả nhất là bài thuốc thứ 3, đừng bỏ lỡ.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua